Viết bài chuẩn SEO là một phần việc rất quan trọng trong quy trình SEO. Nó được xem là nền tảng để triển khai SEO và các việc marketing online có liên quan. Vậy bài viết chuẩn SEO là gì ? và triển khai viết bài SEO như thế nào cho “đúng”? Bạn hãy cùng Kim tìm hiểu nhé.
Bài viết chuẩn SEO là gì ?
- Bài viết chuẩn SEO là 1 phần quan trọng trong qui trình SEO
SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Đây là cách để làm cho trang web hay các nội dung số đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm như lên TOP Google, Yahoo, Bing,… Bài viết chuẩn SEO là một trong những “công cụ” được sử dụng trong quy trình tối ưu hoá này.
Viết bài chuẩn SEO là quá trình sản xuất nội dung cho 1 trang đích SEO nhằm đạt được 2 mục tiêu: Đáp ứng ý định tìm kiếm (Search Intent) của người dùng và thoả mãn các tiêu chí về kỹ thuật (technical) do các bộ máy tìm kiếm đưa ra.
Khi được viết theo các tiêu chí SEO, Bot của các bộ máy tìm kiếm này, điển hình là Google Search có thể “đọc và hiểu” nội dung đó một cách nhanh nhất. Việc này giúp rút ngắn quá trình lên TOP cũng như gia tăng thứ hạng từ khoá cho trang đích SEO.
Tuy nhiên, dù việc xếp hạng này có bị chi phối bởi bao nhiêu yếu tố đi chăng nữa thì “nội dung là Vua” vẫn luôn có giá trị đúng và được xem là yếu tố bền vững để đảm bảo bài viết/website của bạn được xếp hạng cao trên Google hoặc các công cụ tìm kiếm khác.
Tầm quan trọng của bài viết chuẩn SEO
- Bài viết chuẩn SEO mang lại nhiều lợi ich cho việc kinh doanh của bạn
Có thể liệt kê một số lợi ích quan trọng mà bạn sẽ đạt được khi bài viết/website của bạn xuất hiện vào đúng lúc người dùng cần khi họ search nội dung cần tìm trên Google:
- Tăng lượng truy cập vào website.
- Tiếp cận nhanh nhất lượng khách hàng tiềm năng (là người có nhu cầu tìm kiếm thông tin trên Google). Nếu website của bạn không nằm TOP Google thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Quảng bá thương hiệu của bạn một cách thân thiện và tăng niềm tin của khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí tiếp thị.
- Tăng doanh số bán hàng.
Và để đạt được các lợi ích trên thì bạn cần phải SEO bài viết đó. Quy trình SEO gồm nhiều công đoạn, trong đó bài viết chuẩn SEO đóng vai trò then chốt quyết định phần lớn đến sự thành công của chiến dịch SEO.
Tuy nhiên, chỉ 1 bài viết chuẩn SEO thôi là không đủ để SEO website. Bạn cần xây dựng hệ thống bài viết theo chiến lược rõ ràng, cụ thể. Sau đó triển khai các kỹ thuật SEO để đẩy bài viết đó lên TOP Google. Cách phổ biến và khá đơn giản khi xây dựng hệ thống nội dung toàn website là làm theo cấu trúc Topic Cluster.
Tư duy như thế nào để viết bài chuẩn SEO đúng?
Bài viết chuẩn SEO có những “tiêu chuẩn” của bộ máy tìm kiếm mà bạn phải tuân theo. Nhưng dù có viết chuẩn SEO hay không thì viết văn không phải là viết “như một cái máy” theo những nguyên tắc rập khuôn.
Điều này không dễ bởi viết vừa là năng khiếu “trời cho” nhưng đồng thời cũng là kỹ năng. Chỉ cần bạn không ngừng rèn luyện, đọc nhiều, viết nhiều với một tinh thần cởi mở, cầu tiến thì Kim tin văn phong của bạn không những vừa chuẩn SEO mà chắc chắn cũng sẽ vừa “tự nhiên như hơi thở” vậy.
Quan điểm của Kim vẫn là hướng tới người dùng trước khi đáp ứng yêu cầu của Google BOT. Nghĩa là bạn phải tạo được nội dung có giá trị cho người đọc.
Vậy làm sao để biết người dùng muốn gì, cần gì để mình đáp ứng chính xác mong muốn ấy? Ngoài việc làm tốt bước (2) – tìm kiếm Search intent thì thiết nghĩ, nếu bạn luôn đặt mình ở vị trí người dùng khi triển khai dịch vụ thì chắc chắn bạn sẽ thấu hiểu được mục tiêu tìm kiếm này.
Các bước viết bài chuẩn SEO
-
Xác định từ khoá của bài sẽ viết
-
Xác định Search Intent – ý định tìm kiếm của người dùng khi họ tìm kiếm theo từ khoá
-
Xác định dạng bài viết
-
Xây dựng outline (khung bài viết)
-
Viết bài (chuẩn SEO & dễ đọc)
-
Tối ưu SEO Onpage theo Checklist
-
Đăng bài và quảng bá nội dung
(1) Xác định từ khoá cho mỗi bài viết chuẩn SEO
- Nghiên cứu từ khoá trong bài viết chuẩn SEO là bước rất quan trọng
Một bài viết cần SEO thường sẽ có nhiều từ khoá có cùng Search intent. Ngoài từ khoá chính thì bạn cần quan tâm đến một số loại từ khoá sau để viết nội dung chất lượng hơn:
-
Từ khoá đồng nghĩa, bổ nghĩa
-
Từ khoá vùng miền, địa điểm cụ thể
-
Từ khoá ngữ nghĩa, từ khoá dài (LSI)
-
Từ khoá theo trend (xu hướng)
-
Từ khoá thương hiệu
(2) Xác định Search intent của từ khoá
Search Intent có thể hiểu nôm na là mục đích tìm kiếm của người dùng. Bạn đang tìm thông tin gì trên Google?
Google luôn mong muốn mang đến kết quả chính xác nhất cho các truy vấn từ người dùng. Vì vậy, xác định được ý định tìm kiếm của họ là rất quan trọng. Xác định đúng thì bạn mới viết nội dung đáp ứng đúng nhu cầu này, tránh lạc đề hay viết lan man.
-
Tìm kiếm thông tin. Đó có thể là thông tin về website doanh nghiệp/thương hiệu nào đó, các đánh giá, review về sản phẩm mà họ có ý định muốn mua,v.v…
-
Tìm kiếm cho mục đích thương mại (giao dịch, mua hàng)
Để tìm được Search Intent, bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:
- Who: Ai đang tìm cái này?
- What: Người dùng muốn cái gì khi tìm kiếm bằng từ khoá đó ?
- Why: Lý do, động lực khiến người dùng tìm kiếm bằng từ khoá đó
(3) Xác định dạng bài viết (dạng content)
Mỗi dạng content trên mỗi kênh sẽ có cách viết và triển khai khác nhau. Bạn không thể áp dụng cách viết bài chuẩn SEO khi viết email giới thiệu sản phẩm khách hàng. Do đó, xác định dạng content của bài viết mà bạn đang chuẩn bị viết là rất quan trọng, đảm bảo nội dung nhất quán.
-
TOPlist
-
Đánh giá, review, so sánh
-
Hướng dẫn, cách làm
-
Hỏi đáp, phỏng vấn
-
Chia sẻ kinh nghiệm, case study
- Bài bán hàng, giới thiệu sản phẩm
- Bài PR đăng trên các báo điện tử hoặc website của thương hiệu
(4) Lập dàn ý cho bài viết (lên outline)
Lập dàn ý này giúp bạn xác định ý chính, ý phụ, ý nào cần được mở rộng, … đảm bảo yếu tố logic của toàn nội dung. Nếu không làm bước này, bài viết của bạn dễ rơi vào tình trạng lủng củng, dàn trải. Đây được xem là bước quyết định đến chất lượng bài viết. Goolge, các bộ máy tìm kiếm cũng thường quét qua các heading này để nắm về nội dung bài viết.
Cách tìm dàn ý cho bài viết chuẩn SEO
-
Đọc các kết quả trên trang 1 hoặc tối đa 3 trang kết quả đầu tiên
-
Ghi chép lại những ý chính từ các bài viết đó (các heading H2, H2, H4,…)
-
Lấy gợi ý từ Google Suggest
-
Tổng hợp các ý chính được Google đưa ra ở kết quả liên quan ở chân trang
-
Đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm thêm các ý bổ sung khác.
-
Tiêu đề: Không trùng lặp, chứa từ khoá chính, độ dài từ 65-70 ký tự, bao quát bài viết, nên chứa số, tính từ, ký tự đặc biệt,.. có tính xu hướng
-
Heading: Viết Heading thú vị, hấp dẫn, chỉ ra lợi ích, tối thiểu 3 heading H2.
- Thứ tự Heading: Heading quan trọng ở vị trí đầu tiên, nội dung các phần còn lại phải có sự liên kết (logic) với nhau.
Mẹo tìm dàn ý theo cấu trúc AIDA
Nếu như trước đây chúng ta thường được dạy hãy xây dựng một cái kết thật “hoành tráng” thì giờ đây điều này đã lỗi thời. Ngày nay lượng thông tin trên mạng vô cùng lớn, người dùng thường chỉ “scan” một lượt những thông tin này và chỉ chọn đọc những thông tin khiến họ quan tâm ngay khi thấy tiêu đề hoặc phần mở bài ấn tượng.
AIDA là một cấu trúc rất tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng trong nhiều dạng bài (đặc biệt là bài bán hàng). Cấu trúc này nhằm cung cấp thông tin quan trọng ngay cho người đọc từ những dòng đầu tiên. Giả sử nếu họ không đọc hết bài viết của bạn thì ít ra họ cũng đã có được thông tin họ cần. Đó là:
- Giới thiệu
- Thông tin quan trọng nhất
- Thông tin quan trọng trung bình
- Thông tin ít quan trọng
- Kết luận
(5) Viết bài chuẩn SEO
Viết theo outline đã lên trước đó. Bạn cần đảm bảo văn phong phù hợp với doanh nghiệp và đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Vài checklist cơ bản trong bài viết chuẩn SEO:
#1. Nội dung bài viết chuẩn SEO
- Dù có là bài viết chuẩn SEO hay không thì nội dung trong bài phải luôn hướng tới người dùng và là một bài viết có giá trị.
- Bài viết nên đạt tỷ lệ unique 95-100%, không mắc lỗi chính tả, đảm bảo diễn đạt logic, đủ ý.
- CTA (Call To Action) để bài viết đạt được mục đích kêu gọi người đọc thực hiện hành động mà bạn muốn. Bài viết dù ở dạng nào cũng cần đặt ra mục tiêu rõ ràng.
#2. Hình ảnh trong bài viết chuẩn SEO
- Hình ảnh đẹp và có liên quan đến nội dung. Ảnh cần được tối ưu ở URL, Title, Alt, Caption, Text. Lưu ý không copy ảnh có bản quyền nên bạn cần kiểm tra kỹ nguồn ảnh.
- Kiểm tra ảnh Thumbnail khi share ảnh lên Facebook.
- Từ khoá chứa trong các phần này.
#3. Chèn từ khoá trong bài viết
- Từ khóa chính đi xuyên suốt bài viết với mật độ khoảng 1-5% (thường 3% là tốt nhất). Ví dụ với 1 bài dài khoảng 800 từ, thì từ khóa nên lặp lại khoảng 12 lần. Trong đó 50% là từ khóa lặp lại chính xác, 50% là sử dụng các từ đồng nghĩa và gần nghĩa.
- Từ khoá bắt buộc phải có trong tiêu đề bài viết, tiêu đề đoạn, thẻ Meta, sapo, thẻ Alt của hình ảnh, caption của hỉnh ảnh và phân bổ đều ra nhiều đoạn khác nhau, đặc biệt là đoạn đầu tiên và đoạn kết bài.
- Mỗi page là 1 từ khoá, không được trùng lặp ở bất cứ page nào.
- Sử dụng Bôi đậm, In nghiêng, gạch chân để nhấn mạnh đoạn nội dung chứa từ khoá.
-
Gắn từ khoá trong các thẻ H. Google thường nhìn vào các thẻ này để nắm nhanh nội dung bài viết. Vì thế cần đặt từ khoá trong các thẻ này một cách hợp lý.
Chú ý: Tránh nhồi nhét từ khoá vì Google sẽ đánh giá là bạn đang cố gắng spam. Vì thế cần viết sao cho thật tự nhiên nhất có thể. Bạn nên sử dụng các từ đồng nghĩa, bổ nghĩa, liên quan.
#4. Title và URL bài viết
Tiêu đề của bài viết dài 55 – 65 ký tự (tiếng Việt có dấu thì nên 55), cụm từ khoá chính đứng đầu tiêu đề.
Một URL tốt thường có dạng này:
- Một URL tốt sẽ có cấu trúc tenmien.com/danh-muc-lon/danh-muc-nho/ten-bai-viet.html
- Từ khoá có trong URL.
#5. Đoạn mô tả (Description)
Description dài 150 – 160 ký tự (tiếng Việt có dấu thì nên 150), cụm từ khoá chính lặp lại không quá 3 lần. Bạn có thể tự search để kiểm tra chính xác desciprtion hiện ra sao trên Google. Nếu Title cũng như Description có hiện đầy đủ hay bị cắt bớt thì bạn cần chỉnh sửa lại cho phù hợp.
#6. Liên kết các bài viết chuẩn SEO
- Xây dựng liên kết trong bài viết chuẩn SEO
Sử dụng Internal link (liên kết nội bộ)
- Liên kết nội bộ rất quan trọng. Bạn có thể tạo internal link bằng cách đặt link đến các bài viết chuyên sâu hơn ở những đoạn nội dung chưa rõ (chỉ mang tính chất giới thiệu).
- Một số nơi bạn có thể đặt internal link như: Link về trang chủ, link về bài viết, link về thư mục hoặc tag.
- Tạo Internal link từ tối thiểu 3 bài viết cũ và 3 bài viết mới.
Sử dụng External link
- Tìm các trang uy tín để bạn link đến. Đây được xem như là cách để thông báo với Google rằng bài viết của bạn được dẫn nguồn từ những trang uy tín lượng truy cập lớn.
- Từ khoá nên có mặt ở trong Internal và External link.
(6) Tối ưu SEO Onpage theo checklist
Ở bước (5) viết bài chuẩn SEO, bạn cũng đã làm phần việc củả bước (6), đó là tối ưu SEO Onpage. Để việc tối ưu hiệu quả và đạt đúng chuẩn, bạn cần sử dụng các công cụ SEO như YOAST SEO hoặc RANK Math.
Các công cụ này luôn có phần gợi ý/hướng dẫn bạn tối ưu và đánh giá bài viết theo màu sắc từ đỏ, cam lạt đến xanh cho 2 phần:
- Checklist đảm bảo yếu tố Technical SEO
- Checklist đảm bảo yếu tố dễ đọc.
Khi bài viết đạt màu xanh nghĩa là bạn đã tối ưu Onpage đúng, đủ.
Đọc thêm: Hướng dẫn tối ưu SEO Onpage theo checklist chuẩn.
(7) Đăng bài viết và quảng bá nội dung
Sau khi tối ưu SEO Onpage đầy đủ, đạt điểm xanh thì bạn có thể public bài viết trên website. Để rút ngắn quá trình lên TOP của từ khoá, bạn cần phân phối, quảng bá nội dung trên nhiều nên tảng để nội dung tiếp cận với nhiều người dùng nhất.
-
Chia sẻ bài viết trên hệ thống Social Network mà bạn đang quản lý
-
Tối ưu liên kết nội bộ thật tốt
-
Gắn bài viết lên trang chủ website
-
Chạy quảng cáo Google Ads, Facebooks Ads,…
Độ dài bài viết là bao nhiêu và hình ảnh lấy từ đâu ?
Về độ dài bài viết
Độ dài bài viết chỉ là yếu tố tham khảo, không phải yếu tố quyết định tới xếp hạng SEO. Chất lượng bài viết mới là yếu tố quyết định và ảnh hưởng trực tiếp tới SEO.
Tùy vào mỗi định dạng, độ dài bài viết có thể khác nhau như:
- Giới thiệu sản phẩm 300 – 500 từ.
- Giới thiệu dịch vụ 1.000 – 2.000 từ
- Bài cung cấp thông tin cơ bản từ 1.000 – 1.500 từ
- Bài viết chuyên sâu có thể từ 2.000 – 5.000 từ,…
Về hình ảnh
Hình ảnh đươc chụp thật của doanh nghiệp bạn là tốt nhất vì nó có độ tin cậy cao. Hơn nữa, do là ảnh bản quyền nên bạn sẽ không vướng vào một số rắc rối pháp lý, ví dụ như khiếu kiện lên DCMA.
Trong trường hợp bạn không có hình “chính chủ” thì bạn có thể sử dụng ảnh đã được mua bản quyền (Shutterstock, Envado…), hoặc dùng ảnh có giấy phép Creative Commons. Còn nếu phải lấy trên Google thì bắt buộc phải kiểm tra từng hình ảnh cụ thể xem bản quyền của nó như thế nào.
Lời kết
Vậy bạn sẽ ở đâu khi người dùng có nhu cầu và lên Google search? Nhiệm vụ của bạn là xuất hiện ngay ở đáp án đầu tiên (trong TOP 10 Google, vị trí càng cao thì hiệu quả quảng bá/bán hàng càng lớn). Và bài viết chuẩn SEO là một trong những cách giúp bạn đạt được mục tiêu dễ dàng hơn.
Cảm ơn bạn đã truy cập blog của Kim và đọc bài viết này (^.^)