1. Công Thức viết content FAB: Tính năng – Thế mạnh – Lợi ích
FAB là viết tắt từ 3 từ tiếng Anh:
- F- Features: Tính năng của sản phẩm, ví dụ: màu sắc, kích thước, thành phần, hạn sử dụng,…
- A- Advantages: Ưu điểm vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.
- B- Benefits: Những lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng.
Đây là công thức viết content cho sản phẩm khá hay, tập trung tối đa vào lợi ích chứ không bàn nhiều về tính năng để khách hàng thấy rõ họ sẽ được hưởng lợi như thế nào nếu sử dụng sản phẩm đó.
2. Công thức viết content AIDA – mô hình Kim tự tháp ngược
Đây là công thức viết “kinh điển” trong content marketing. Viết theo công thức này sẽ giúp sản phẩm được mô tả toàn diện, đồng thời khơi gợi lên sự tò mò cũng như khao khát mua hàng của khách hàng. Công thức viết theo mô hình kim tự tháp ngược gồm 4 tầng, tương đương 4 bước thuyết phục khách hàng:
- A- Attention (thu hút): Việc đầu tiên là gây sự chú ý với người đọc, thu hút họ vào content của bạn.
- I- Interest (thích thú): Tạo sự thích thú cho người đọc với sản phẩm.
- D- Desire (khao khát): Khơi gợi sự khao khát sở hữu sản phẩm bằng cách đánh vào nỗi đau hoặc tạo ra nhu cầu ở khách hàng.
- A- Action (hành động): Kêu gọi mua hàng- chốt sale
3. Công thức viết content PAS – Xác định, phân tích và giải quyết vấn đề
Công thức viết content FAS gồm 3 phần:
- P- Problem: Đề cập đến các vấn đề, tình trạng khách hàng đang gặp phải
- A- Agitate: Xoáy sâu và làm trầm trọng thêm vấn đề
- S- Solve: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó chính là sản phẩm mà bạn quảng cáo.
PAS được sử dụng phổ biến trong các content trên mạng xã hội. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp viết này là nội dung được triển khai trực tiếp, xoáy sâu vào vấn đề chính và giải pháp được đưa ra “ngay và luôn”. Content được đánh giá cao và biết đến nhiều nhất có thể kể đến là những quảng cáo của 2 hãng nước mắm Masan và Chinsu.
Bạn có thể đọc thêm về 2 công thức PAS và AIDA trong bài viết content cho website bán hàng mà Kim viết khá chi tiết tại đây nhé. Kim cũng đồng thời đưa ra các ví dụ minh hoạ cụ thể để bạn dễ hình dung về 2 công thức “kinh điển” này.
4. Công thức viết content BAB – Trước, sau, kết nối
- B- Before: Tình trạng của khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm
- A- After: Tình trạng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm
- B- Bridge: Cầu nối của Before- After ở đây chính là sản phẩm. Điều này đưa ra nhằm nhấn mạnh lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại cho khách hàng.
Đây là một trong những công thức viết content rất hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi trong quảng cáo, phổ biến nhất là lĩnh vực mỹ phẩm, spa, dịch vụ làm tóc,…
5. Công viết content giải quyết 5 cản trở phố biến của khách hàng
Với những khách hàng “kỹ tính” hoặc cần thêm thời gian cân nhắc trước khi mua sản phẩm, họ thường “vận dụng” 5 yếu tố cản trở đưới để không phải mua hàng “ngay lập tức”:
- Tôi không đủ tiền.
- Tôi không có thời gian.
- Tôi không thích.
- Tôi không tin.
- Tôi không cần.
Người viết content sẽ lần lượt “tháo dỡ” 5 cản trở này để giúp khách hàng ra quyết định nhanh hơn về việc chọn mua sản phẩm. Muốn làm được điều này thì bạn phải là người am hiểu rất rõ về sản phẩm cũng như mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường để đưa ra các giải thích cụ thể, thực tế và phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng.
6. Công thức viết content nêu ra 3 giải thích nổi bật (3 lí do vì sao)
- Vì sao sản phẩm của bạn tốt nhất?
- Vì sao tôi phải mua nó?
- Vì sao tôi phải tin bạn?
Công thức viết content này cũng tương tự như công thức viết 5 sự cản trở đã nêu ở trên. Đây đồng thời cũng là những gơị ý “đắt giá” cho các bài content quảng cáo trên website cũng như trên mạng xã hội.
7. Công thức viết content 4P
4P là từ được viết tắt từ 4 chữ P dưới đây:
- P1- Picture (hình ảnh): Là một hoặc nhiều bức ảnh thu hút sự chú ý, tò mò từ khách hàng.
- P2- Promise (cam kết/lời hứa): Đưa ra lời cam kết với khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của bạn
- P3- Prove (chứng minh): Đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lời cam kết đó.
- P- Push (thúc giục): Kêu gọi mua hàng, chốt sale.
Trong thực tế, công thức 4P được áp dụng linh hoạt, có lúc chỉ cần 1 hình ảnh thu hút cũng đủ để thôi thúc khách hàng hành động.
Công thức viết content 4P thường được áp dụng cho các chiến dịch khuyến mãi lớn. Thông thường, khi khách hàng nhìn thấy thông tin từ hình ảnh thì họ sẽ truy cập trực tiếp vào website hoặc ghé thăm cửa hàng.
8. Công thức viết content 5A
Từ khi Internet trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thì hành vi của khách hàng đã có những thay đổi rõ rệt. Vì thế mà công thức viết 4A đã không còn phù hợp để mô tả hành trình mua hàng của khách hàng.
Philip Kotler – là “cha đẻ” của mô hình tiếp thị hiện đại – đã dựa trên mô hình 4A để phát triển nên mô hình 5A. Đây cũng là công thức viết content phù hợp với thời đại số 4.0 hiện nay.
Theo đó, mô hình này bao gồm 5 giai đoạn:
- Awareness – Nhận biết
- Appeal – Khả năng thu hút
- Ask – Tìm hiểu
- Action – Hành động
- Advocate – Ủng hộ thương hiệu
Công thức viết content 5A đã trở thành công thức “đỉnh cao” trong giới quảng cáo và có thể xem là công thức mẫu lý tưởng, phù hợp với thời đại.
Điểm khác biệt giữa mô hình 5A với AIDA hay 4A là các bước từ 1 đến 5 không nhất thiết phải diễn ra theo đúng quy trình mà bạn có thể lược bỏ vài bước nếu cần thiết.
Lời kết
8 công thức viết content được Kim đề cập ngắn gọn trong bài viết này cũng là 8 công thức được content writer sử dụng nhiều nhất khi viết bài quảng cáo hay bài bán hàng. Mặc dù việc làm nội dung thiên về sáng tạo nhưng các công thức này giúp người viết phát triển ý tưởng dễ dàng hơn. Sau đó, bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình, họ có thể viết được những bài quảng cáo hay và hiệu quả.
Cảm ơn bạn đã truy cập Blog của Kim và đọc bài viết này (^.^)