Nhà sáng lập Wikipedia – Jimmy Wales – từng nói: “If it isn’t on Google, it doesn’t exist”. Tạm dịch là “nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn không được tìm thấy trên Google, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn không tồn tại”. Tiếp thị trên Google cũng là một trong những cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả nhất. Vậy bạn còn phải chờ đợi điều gì nữa đề được tìm thấy trên Google ? Bài viết này Kim sẽ “show” cho bạn.
Vì sao phải tìm cách đưa website lên TOP Google ?
- Tìm cách đưa website lên TOP Google cũng chính là tìm cách tăng doanh thu
Nếu bạn đang sở hữu ít nhất là 1 website và muốn Marketing website này nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc bất cứ mục đích tiếp thị nào thì bạn cần biết cách đưa website lên TOP Google (TOP 10, vị trí càng cao càng tốt). Đây là việc rất đáng để bạn đầu tư bởi những lợi ích lâu dài của nó.
Google là kênh tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Có thể ví Google là “người tư vấn” được nhiều người tìm đến nhất khi họ có nhu cầu. Hàng ngày, chúng ta sử dụng Google như là một thói quen mỗi khi muốn tìm kiếm thông tin từ thế giới mạng. Google – với khả năng trả kết quả có khi chưa đến 1 giây – đã làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
Chắc hẳn trong hàng tỷ lượt tìm kiếm ấy có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Việc được tìm thấy trên Google không chỉ mang ý nghĩa rất lớn về mặt quảng bá thương hiệu mà còn là cơ hội gia tăng lợi nhuận “nhảy vọt” cho bạn.
Theo thống kê, hơn 70% người dùng Internet tại Việt Nam sử dụng Google để tìm hiểu thông tin trước khi mua hàng. Kinh doanh chưa bao giờ là việc dễ dàng và luôn có sự cạnh tranh và sự canh tranh ngoài “thế giới thực” cũng tương tự như sự cạnh tranh trên mạng internet vậy, khi mà hầu như doanh nghiệp nào cũng sở hữu cho mình ít nhất là 1 website. Vì thế bạn phải tìm cách đưa website lên TOP Google để “phục vụ kịp thời” cho 70% lượng khách hàng tiềm năng này.
Google hoạt động như thế nào ?
Khi người dùng nhập nội dung cần tìm kiếm (gọi là “từ khoá”) vào ô tìm kiếm của Google thì Google sẽ tiến hành xem xét trong hàng tỷ trang chỉ mục (nội dung) mà nó đã lưu trữ và trả về kết quả phù hợp với từ khoá đó.
Ví dụ bạn nhập từ khoá “content marketing” vào ô tìm kiếm của Google thì trong khoảng 0,55 giây Google sẽ trả về 2.180.000.000 nội dung có liên quan đến “content marketing”.
Trong số hàng triệu trang này, Google sẽ sắp xếp các trang được đánh gía chất lượng cao nhất nằm ở đầu danh sách, cụ thể là 10 vị trí ở trang số 1, cũng là trang “đắt giá” nhất mà bạn và hàng trăm, thậm chí hàng ngàn website khác phải cạnh tranh để có được.
Tiêu chí để sắp xếp danh sách được Google dựa vào 2 yếu tố, đó là: Mức độ liên quan và uy tín của trang.
“Mức độ liên quan” là nội dung phù hợp với từ khoá mà người dùng tìm kiếm. Còn “uy tín” là độ tin cậy từ Google dành cho nội dung của bạn, gọi là Pagerank. Độ uy tín của một trang web được tính toán bằng số lượng các liên kết inbound từ các trang web và độ uy tín của các trang web đó.
Hầu hết các tiêu chí đánh giá đều được Google công khai. Thực hiện việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm dựa theo các thuật toán của Google sẽ giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng cho người dùng và gia tăng cơ hội được Google đánh giá cao.
Trả phí và miễn phí – 2 cách để xuất hiện trên Google
Có 2 dạng kết quả được Google trả về trên SERP – Search Engine Results Page – trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đó là kết quả có trả phí (có tài trợ) và kết quả “tự nhiên”.
Kết quả có trả phí
Kết quả có trả phí thực chất là việc bạn bỏ tiền ra để “thuê” vị trí hiển thị trên Google bằng cách sử dụng quảng cáo Google Adwords – là chương trình quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC).
Cách thức thực hiện như sau:
Bạn trả một khoản tiền nhất định cho Google theo mỗi cú nhấp chuột (CPC) bất cứ khi nào quảng cáo của bạn được hiển thị trên Google và được người dùng nhấp chuột vào liên kết đó. Lưu ý ở đây là bạn trả tiền cho cho tần suất người dùng nhấp vào quảng cáo và truy cập vào website của bạn chứ không phải là trả tiền cho tần suất hiển thị nội dung quảng cáo.
Ví dụ: Bạn là Agency digital marketing tại thành phố Hồ Chí Minh và muốn quảng bá dịch vụ của mình đến người dùng. Vậy bạn có thể mua Google Awords với từ khoá “dịch vụ digital marketing” và trả 5.000 vnđ cho mỗi lần nhấp chuột. Điều này có nghĩa là nếu quảng cáo của bạn hiển thị với người dùng thì mỗi khi ai đó nhấp chuột vào quảng cáo thì bạn phải trả cho Google 5.000 vnđ cho mỗi lần nhấp chuột.
Mức giá bạn đề nghị trả hoặc thông qua đấu thầu sẽ quyết định cho việc quảng cáo của bạn có được hiển thị hay không, hiển thị trong bao lâu và với tần suất như thế nào. Hiểu theo lẽ thông thường là ai trả tiền nhiều thì quảng cáo của họ sẽ được hiển thị nhiều. Tuy nhiên, Google có rất nhiều tiêu chí để đánh giá và điều phối một quảng cáo, một trong số đó là “chất lượng của quảng cáo”. Quảng cáo của bạn có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng thì có thể chỉ phải trả ít tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột.
Đọc thêm: Nên làm SEO hay chỉ làm Google Ads là đủ?
Kết quả “tự nhiên”
Kết quả trả về “tự nhiên” dựa trên chất lượng nội dung và sự đánh gía của Google dành cho nội dung đó. Khi nội dung của bạn xuất hiện trên Google và được người dùng nhấp chuột vào thì bạn không cần phải trả tiền cho Google. Đấy chính là ý nghĩa của từ “tự nhiên” (hay Organic).
Tuy nhiên, hiếm có cái gì là miễn phí. Để được xuất hiện trên Google miễn phí và lý tưởng nhất là ở các TOP vị trí dẫn đầu thì bạn phải đầu tư rất nhiều vào việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO). Thế nên mặc dù được xem là “tự nhiên”, là “miễn phí” nhưng thực chất không hề “miễn phí” chút nào.
Theo thống kê thì lượng truy cập tự nhiên này cao hơn gấp nhiều lần và thường xuyên hơn so với quảng cáo trả phí. Rõ ràng chúng ta đều muốn có được lượt truy cập miễn phí thay vì trả tiền, cho nên sự đầu tư này là hoàn toàn xứng đáng.
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) là một hành trình dài và bền bỉ chứ không phải là công việc “ăn xổi ở thì”, trong đó có 2 công việc cơ bản là SEO Onpage và SEO Offpage. Thực hiện tốt việc này không phải là việc đánh lừa Google để xếp hạng trang web của bạn. Đó là tạo ra nội dung mà người dùng muốn tìm và giúp Google đưa ra các kết quả tìm kiếm chính xác và phù hợp nhất.
Đọc thêm: Phương pháp tiếp thị “hướng nội” Inbound marketing.
Kết hợp SEO và Google Adwords – phương án tối ưu nhất
Nếu bạn có ngân sách khiêm tốn thì bạn cũng nên xem xét thực hiện quảng cáo có trả phí vì nhiều lợi ích “nhỏ mà có võ” của nó.
Thông thường, phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng làm SEO thì từ khoá của bạn mới bắt đầu được Google xếp hạng. Với PPC, từ khoá của bạn được xếp hạng nhanh chóng và có lượt truy cập ngay lập tức. Vì thế, nếu bạn mới làm SEO thì sử dụng PPC giúp bạn xác định được từ khoá tiềm năng, thống kê được lượng truy cập vào website cũng như đo lường được tỷ lệ chuyển đổi của từ khoá đó. Dữ liệu này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn khi lựa chọn từ khoá và tối ưu nội dung.
Mục đích sau cùng của việc được xuất hiện trên Google chính là tỷ lệ chuyển đổi chứ không phải là lượng truy cập. Tỷ lệ truy cập website phản ánh số lượng khách hàng tiềm năng còn tỷ lệ chuyển đổi phản ánh số lượng khách hàng thực sự của bạn.
Vị trí đầu tiên trên Google thì bị giới hạn. Cho nên dù bạn có làm tốt SEO đến đâu thì bạn vẫn có thể bị đánh bại bởi các đối thủ cạnh tranh – là đơn vị bỏ tiền để chạy quảng cáo và đầu tư lớn vào SEO. Vì thế kết hợp 2 cách đưa Website lên TOP Google (quảng cáo trả phí kết hợp với SEO) là phương pháp tối ưu nhất. Đặc biệt, nếu bạn là một doanh nghiệp mới thì PPC có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng rất nhanh chóng chỉ sau một vài phút khi quảng cáo được phê duyệt.
Đọc thêm: Content marketing cho Startups.
Lời kết
Có 2 cách để nội dung của bạn được xuất hiện trên Google, đó là trả phí và miễn phí.
Và để được Google xếp hạng thì nội dung của bạn phải “thoả mãn” ít nhất 3 yếu tố cơ bản:
- PHẢI được Google thu thập dữ liệu và lưu trữ vào chỉ mục, nói dễ hiểu là đã được Google “biết đến”. Nếu trang web của bạn không được Google thu thập thì coi như bạn bị loại ngay từ đầu.
- Nội dung có liên quan đến từ khoá tìm kiếm của người dùng thì Google mới trả kết quả phù hợp.
- Có độ uy tín.
Để đáp ứng được 3 yếu tố trên cần rất nhiều nỗ lực và nguồn lực nhưng việc nội dung của bạn xuất hiện trong TOP 10 Google quả thật rất đáng để bạn đầu tư.
Theo Kim, cách tốt nhất để có được thứ hạng cao trên SERP là bạn hãy cố gắng tạo ra những nội dung chất lượng và tối ưu nó. Bạn tìm đọc thêm một số chuỗi bài viết khác về SEO Onpage TẠI ĐÂY nhé. Kim không viết nhiều về SEO Offpage vì Kim chưa đủ trải nghiệm, công việc của Kim cũng chỉ liên quan đến SEO Onpage nên Kim chỉ tập trung nhiều vào những gì mình hiểu rõ nhất.
Đọc thêm: Dịch vụ content chuyên sâu cho website.
Cảm ơn bạn đã truy cập vào website và đọc bài viết này (^.^)