Tối ưu nội dung website là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt, nếu website của bạn hoạt động đã khá lâu nhưng hệ thống nội dung không theo một quy chuẩn nào thì việc biên tập, chỉnh sửa và cập nhật nội dung là không hề đơn giản. Nhưng bạn vẫn phải làm vì đây là việc rất cần thiết và quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu lẫn kinh doanh của bạn.

Mục đích của việc tối ưu nội dung website

Tối ưu hoá nội dung (Content Optimization) là quá trình phân tích tổng quan content của một website và thực hiện các biện pháp để tối ưu nội dung đó. Việc audit này sẽ giúp thay đổi toàn bộ chất lượng nội dung của trang web và nhằm đạt được các mục đích sau:

  • Nội dung được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, cải thiện vị trí từ khoá.
  • Cải thiện lượng truy cập, tăng  organic traffic và thúc đẩy sự tương tác của người dùng trên trang web.
  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, chuyển hướng lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm vào website, tăng cơ hội chuyển người truy cập thành khách hàng tiềm năng, thúc đấy doanh số bán hàng hoặc đạt mục tiêu quảng bá thương hiệu.

Khi nào nên tối ưu lại nội dung website ?

Thông thường bạn cần audit lại hệ thống nội dung trên website khoảng 2 -3 tháng 1 lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần. Đặc biệt là sau khi bạn triển khai Content SEO cho toàn website thì việc theo dõi, đo lường và tối ưu content là việc cần thiết.

Hoặc khi bạn nhận thấy nội dung/từ khoá của website có những vấn đề sau:

  • Đang đứng TOP thì bất ngờ tụt mạnh.
  • Tỉ lệ index giảm mạnh hoặc mất index.
  • Bị “án phạt” từ Google.
  • Website không được cập nhật từ lâu.
  • Hệ thống bài viết không theo một cấu trúc chuẩn nào.
  • Nội dung trên website chưa tối ưu và không chuẩn SEO.
  • Tỷ lệ thoát trang cao.

Nhận diện content cần phải tối ưu/Audit

Về mặt kỹ thuật, 6 loại content dưới đây phải được audit. Bạn có thể tham khảo kỹ hơn ở bài viết Hướng dẫn audit nội dung website mà Kim đã viết nhé.

(1) Content kém chất lượng

Content kém chất lượng là những content “thoả mãn” những yếu tố dưới đây:

  1. Content không có người truy cập vào xem trong khoảng thời gian dài (trên 4 tháng) hoặc không có từ khoá nào được xếp hạng.
  2. Content trùng lặp nội dung sẽ dẫn đến tình trạng cannibalization – những bài viết cùng chủ đề tự cạnh tranh lẫn nhau.
  3. Content chưa được tối ưu tốt do bạn chưa nghiên cứu người dùng, outline chưa tốt, chưa xác định đúng user intent.
  4. Content target không đúng từ khóa. Ví dụ bài viết cung cấp thông tin nhưng lại target vào từ khóa dịch vụ nên không mang lại chuyển đổi như mong muốn.

(2) Thin content (nội dung mỏng/ít)

  • Bài viết từ 800 từ trở xuống sẽ được đánh giá là Thin Content, là nội dung quá ngắn, không đảm bảo cung cấp đủ thông tin giá trị cho người đọc.
  • Trang gần như không có content mà chỉ có menu, footer và sidebar.
  • Trang có quảng cáo nhiều hơn content.

(3) Nội dung trùng lặp (Duplicate content)

Duplicate content là một trong những lỗi content nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả SEO website. Bài viết có nội dung giống với một hoặc một số bài khác trên cùng domain của bạn hoặc giống với một hoặc một số bài của website khác.

(4) Content không liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

Thông thường, content chủ lực của website sẽ chiếm ít nhất 75%. Tuy nhiên, bạn lại xây dựng nhiều content bổ trợ hoặc content không liên quan đến doanh nghiệp nhiều dẫn đến content website bị “loãng”, Google sẽ không biết thực sự doanh nghiệp của bạn đang hoạt động trong lĩnh vực nào.

(5)  Under performance content (từ khoá mãi không lên TOP)

  • Đang nằm ở vị trí 6-20 (đôi khi là 6-25)
  • Trước đó có traffic tốt nhưng vì những lý do nào đó, như Google update hay đối thủ cạnh tranh mạnh khiến traffic giảm so với trước.

(6) Content có lượng truy cập cao

Mặc dù content đã mang về lượng lớn truy cập cho website nhưng không có nghĩa là bạn “bỏ mặc” nó mà không tối ưu. Đôi khi, hight traffict nhưng lại có tỷ lệ thoát trang (bounce rate) cao thì buộc bạn phải cải thiện nó.

Có nên thuê dịch vụ tối ưu nội dung website?

Nếu bạn không có nhân sự để đảm nhận công việc này thì Kim khuyên bạn nên thuê dịch vụ. Việc này giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian và công sức để tập trung vào những công việc thuộc thế mạnh của bạn.

Các công cụ tìm kiếm liên tục cập nhật thuật toán mới (phổ biến nhất là Google). Nếu như trước kia Google thường trả về những kết quả khớp với truy vấn của người dùng (từ khoá) về mặt từ ngữ nhưng sự xuất hiện của thuật toán Hummingbird đã thay đổi điều này. Mục tiêu mà thuật toán Hummingbird hướng tới chính là cung cấp cho người dùng thông tin chính xác và hữu ích nhất cho truy vấn của họ. Theo đó, Google đã có thể “hiểu” được những truy vấn tập trung vào ngữ cảnh thay vì chỉ đặt trọng tâm vào vài từ khóa riêng lẻ.

Điều này đòi hỏi người viết cần khai thác sâu chủ đề từ nhiều góc độ. Nội dung chuẩn SEO được yêu cầu cao hơn hơn về độ dài của văn bản, hình ảnh minh hoạ và cấu trúc bài viết vì nó được tạo ra nhằm phục vụ hai đối tượng: Độc giả và các công cụ tìm kiếm.

Tối ưu hóa nội dung giúp đưa ra câu trả lời phù hợp, rõ nghĩa và chuyên sâu cho truy vấn tìm kiếm. Quá trình này bao gồm 2 phần việc chính: Tối ưu nội dung bằng cách viết chuẩn SEO theo thuật toán của Google và tối ưu nội dung bằng các kỹ thuật SEO. Thực tế là không phải ai cũng có thể đảm nhận cùng lúc đồng thời 2 công việc này.

Do đó, bạn cần một đội ngũ thuê ngoài có chuyên môn hoặc một người am hiểu sâu về hệ thống nội dung của website để hỗ trợ bạn để đạt được mục đích mà Kim đã đề cập ngay ở đầu bài viết này.

Kim nhận tối ưu/audit nội dung của loại website nào?

Khi nhận một dự án tối ưu nội dung website, điều Kim làm đầu tiên là xem xét khả năng mình có thể đảm nhận được không. Có 3 lí do của việc cân nhắc này:

  1. Kim không nhận audit nội dung của website làm về những lĩnh vực “nhạy cảm” như đánh bài, cá cược, game,…
  2. Có một số lĩnh vực như y khoa chẳng hạn thì Kim không tự tin đảm nhận vì mình không có kiến thức chuyên môn. Tất nhiên, Kim vẫn có thể đáp ứng được nếu nghiên cứu và học hỏi nhưng Kim nghĩ bạn cần một người biên tập nội dung thật sự am hiểu lĩnh vực này vì nó liên quan gián tiếp đến sức khoẻ của người khác.
  3. Website của bạn không phải là wordpress. Sự thật là làm việc với wordpress mang lại nhiều trải nghiệm dễ dàng và thú vị cho Kim hơn với các nền tảng khác. Kim nhận thấy mình làm tốt nhất với website wordpress.

Quy trình tối ưu nội dung website của Kim

Kim chuyên về content cho website, từ phủ nội dung cho website mới, tư vấn chiến lược nội dung đến tối ưu nội dung cho website mới và cũ. Vì chỉ tập trung vào một ngách này nên Kim có kiến thức và kinh nghiệm khá ổn trong lĩnh vực mình làm.

Quy trình nhận tối ưu/audit nội dung website của Kim như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin 

Ngay khi có nhu cầu, bạn có thể kết nối với Kim theo cách nào tiện nhất với bạn, như nhắn tin qua Zalo/gửi email hoặc điền thông tin qua Form đăng ký. Ở bước này, bạn vui lòng cho Kim biết trước về ngân sách bạn có thể trả cho dự án này nhé. Kim sẽ cân nhắc và trả lời cho bạn ở bước thứ 2.

Sự thật số tiền chưa bao giờ là điều tiên quyết để Kim nhận dự án nên bạn cứ trung thực về tình hình tài chính của mình. Kim sẽ liên hệ với bạn ngay khi nhận được thông tin. Thông thường Kim sẽ nhắn tin hoặc gửi email chứ Kim hiếm khi gọi cho người nào đó một cách đường đột.

Bước 2: Đánh giá thực trạng website của bạn

Sau khi trao đổi và có đầy đủ mọi thông tin từ bạn, Kim sẽ tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng content của website. Sau khi xem xét, Kim sẽ gửi cho bạn một bản báo cáo có ghi rõ 3 thông tin sau:

  1. Thực trạng website.
  2. Đề xuất các giải pháp tối ưu nội dung website.
  3. Báo giá (trả lời cho bạn về ngân sách của dự án cũng như chi phí).

Bước 3: Triển khai

  • Triển khai tối ưu nội dung website dựa trên bản kế hoạch cụ thể, chi tiết.
  • Báo cáo tiến độ và kết quả dự án định kỳ.
Đây là Blog cá nhân, đồng thời cũng là "nơi làm việc" của Kim - Freelance Content Writer. Kim nhận viết bài PR và sản xuất hệ thống nội dung bài bản, chuẩn SEO cho website đa dạng lĩnh vực. Cảm ơn bạn đã dành thời gian ghé thăm Blog của Kim.